Vào cuối thế kỷ 17 tại Bảo tàng nhạc cụ thành phố Florence nước Ý, có một nhân viên quản lý tên là Bartolomeo Cristofori. Ông suốt đời sống giữa những cây đàn clavicorde, clavecin và tâm trí ông luôn nghĩ đến những dự kiến cải tiến đàn clavecin. Phát minh của ông rất đơn giản: thay các que gảy dây bằng các búa nhỏ đập vào dây đàn, đập mạnh hay yếu sẽ tạo nên âm thanh lớn hoặc nhỏ. Thật ra điều này không phải là mới, thời xa xưa người ta đã chơi đàn tympanon bằng cách gõ vào dây. Vấn đề ở chỗ là làm cho búa gõ lên dây đàn được liên hệ chặt chẽ với lực tác động trên bàn phím, để ấn mạnh lên phím sẽ có âm thanh lớn, ấn nhẹ thì có âm thanh nhỏ hơn.
Người ta không biết Bartolomeo Cristofori đã phải mất bao nhiêu thời gian và thử nghiệm bao nhiêu giải pháp, nhưng tới năm 1709 những người tới bảo tàng Florence đã có thể được chiêm ngưỡng bốn cây đàn clavecin cải tiến do ông chính chế tạo với tên gọi mới cũng do ông đặt là gravicembalo col piano e forte (mà sau này người ta gọi tắt là piano).
The 1722 Cristofori ‘s Piano
Giải pháp ưu việt cuối cùng là ông đã tạo ra một thiết bị tinh xảo gồm một đòn bẩy kép có gắn búa nhỏ, nhẹ, bọc da, gắn với phím đàn và chịu tác động trực tiếp của lực tác động trên phím. Búa đập vào dây đàn để tạo ra âm thanh và có bộ phận ngắt âm bằng dạ khi ngón tay không còn ấn xuống phím đàn nữa.
Tuy đàn piano có khá nhiều ưu điểm, nó vẫn chưa được các nhạc sĩ dùng ngay và Bartolomeo Cristofori đã chết trong nghèo túng năm 1731, không kịp chứng kiến giây phút đăng quang của đứa con do mình tạo ra và bản thân ông cũng không được nhiều người biết đến.
Đàn piano sau đó đã được các nhạc sĩ như W.A.Mozart, J.S.Bach, L.V.Beethoven tiếp nhận và thổi vào đó những giai điệu mê hoặc. Với sự nhạy cảm về cường độ, âm thanh sang và trong trẻo, nhiều sắc thái, các phòng hòa nhạc đã mở toang cửa đón nhận nó.
Câu chuyện về dương cầm đưa ta trở lại đất nước Tuscany (thuộc nước Ý ngày nay) vào những năm cuối thế kỷ XVII. Nơi ấy có Thái tử Ferdinando de Medici, một người yêu thích và luôn tài trợ cho các hoạt động nghệ thuật âm nhạc. Năm 1688, Thái tử tới Venice tham dự lễ hội Carnival. Trên đường về nhà, khi ngang qua thành phố Padua, ông và Cristofori đã gặp nhau.
Đây là thời điểm nhà quý tộc đang tìm một kỹ thuật viên để chăm nom cho các nhạc cụ của ông, thay thế người tiền nhiệm đã mất. Tuy nhiên, Thái tử Ferdinando không chỉ mong đợi ở Cristofori dừng lại ở vai trò một kĩ thuật viên, mà còn phải là một người cải tiến các nhạc cụ.
Lúc này ở tuổi 33, Cristofori chưa có phát minh gì đáng kể. Mặc dù tại thời điểm ấy có rất nhiều sự lựa chọn, nhưng với nhãn quan cảm và sự cảm nhận của mình, Thái tử đã thấy được tiềm năng ở Cristofori và quyết chọn ông. Sau đó Cristofori chuyển đến sống tại thành phố Florence để làm việc cho Thái tử, ở đây ông được cấp cho một phân xưởng riêng cùng 1- 2 người giúp việc và được trả lương cao hơn người tiền nhiệm với khoảng 12 đồng tiền Scudo mỗi tháng.
Tại phân xưởng, Cristofori lên dây đàn, vận chuyển và cải tiến các nhạc cụ. Đặc biệt, ông còn được giao công việc trùng tu các cây đàn cla-vơ-xanh (clavecin) quý giá. Đàn cla-vơ-xanh – loại đàn rất thịnh hành thời bấy giờ – có bàn phím và âm thanh được phát ra bằng một hệ thống cần có móc ở đầu cần để gảy vào dây đàn, tuy nhiên nó có một nhược điểm lớn là không có khả năng phát tiếng to, nhỏ theo độ mạnh, nhẹ khi người chơi nhấn phím.
David Lanz tâm sự rằng qua bản nhạc “Cristofori’s Dream”, ông hình tượng ra Cristofori đang ở phân xưởng của mình lúc về khuya. Nhà phát minh nhạc cụ cất những dụng cụ chế tác rồi thổi tắt các ngọn nến để nghỉ ngơi sau một ngày làm việc dài. Rồi ông phân vân tự hỏi về những âm thanh của loại nhạc cụ do ông tạo ra sẽ như thế nào đây? Ông chìm dần vào giấc ngủ sâu và trong giấc mơ, ông đã nghe thấy chiều sâu cùng vẻ đẹp tuyệt vời của tiếng dương cầm hiện đại của chúng ta ngày nay.
Chẳng ai biết được Cristofori đã phải đổ bao nhiêu công sức và nhiệt huyết, trải qua bao nhiêu phép thử để đi tới quyết định cuối cùng là thay các cần có móc để gảy dây trong hộp đàn bằng những búa nhỏ có bọc nỉ ở đầu búa để gõ vào dây đàn. Chính hệ thống cần và búa này đã giúp tạo nên một trong những tính năng quan trọng nhất của dương cầm chính là phát ra những âm thanh to, nhỏ khác nhau do lực nhấn của ngón tay tác động lên phím. Chính vì thế Cristofori đã đặt tên cho cây đàn này là: “Gravicembalo col piano e forte”, trong tiếng Ý là, “Đàn cla-vơ-xanh với âm thanh nhỏ và to”.
Theo sử sách ghi chép lại, cây dương cầm đầu tiên được Cristofori chế tạo năm 1709. Như vậy tính đến nay, dương cầm đã hơn 300 tuổi. Theo thời gian, tên của cây đàn được rút ngắn lại với “Pianoforte”, và cuối cùng là “Piano” như ngày nay. Hiện nay còn 3 cây dương cầm do chính tay Cristofori chế tạo, gồm có:
– Cây đàn sản xuất vào năm 1720, có 54 phím với miếng gỗ tăng âm được đặt thêm năm 1938. Hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Metropolitan – New York, Mỹ
– Cây đàn sản xuất vào năm 1722, có âm vực 4 ốc-ta (octave – quãng tám), hiện ở tại Bảo tàng Nhạc cụ quốc gia ở Rome, Ý.
– Cây đàn sản xuất vào năm 1726, có âm vực 4 ốc-ta, hiện ở tại Bảo tàng nhạc cụ của Đại học Leipzig, Đức.
Trên những cây dương cầm này đều được khắc dòng chữ: “BARTHOLOMAEVS DE CHRISTOPHORIS PATAVINUS INVENTOR FACIEBAT FLORENTIAE “[date], nghĩa là: “Nhà phát minh Bartolomeo Cristofori của Padua tạo ra chiếc đàn này ở Florence ” [ngày được ghi bằng chữ la mã]
Trong 300 năm qua, dương cầm đã được nhiều nghệ nhân cải tiến và hoàn thiện nó, nhưng tất cả vẫn dựa trên nguyên lý cấu tạo của Cristofori. Âm thanh những cây dương cầm ngày càng đẹp, âm vực ngày càng được nâng cao. Hiện nay âm vực của nó thường là 8 ốc-ta (octave – quãng tám), đặc biệt có những cây đàn đạt tới 9 ốc-ta và đáp ứng được những yêu cầu nghệ thuật cao.
Với ưu thế tạo ra được những âm thanh nghe êm ái như tiếng mưa rơi, tiếng suối chảy hay hùng tráng như tiếng sấm rền, tiến đạn nổ, dương cầm dần chiếm được cảm tình của các nhà soạn nhạc, nghệ sĩ diễn tấu và khán thính giả. Những nhạc phẩm đầu tiên được soạn cho dương cầm là 12 bản xô-nát (sonata) của nhạc sĩ Ludovico Giustini. Ưu thế tuyệt vời của dương cầm so với đàn cla-vơ-xanh được khẳng định là nhờ những nhạc sĩ lớn theo trường phái Cổ điển Viên (Vienne), đặc biệt là Franz Joseph Haydn (1732 – 1809), Wolfgang Amadeus Mozart (1756 – 1791) và Ludwig van Beethoven (1770 – 1827)…
David Lanz kết luận rằng, mỗi chúng ta – những ai yêu dương cầm – đều cảm thấy nợ Cristofori món nợ tình cảm. Bản nhạc này được David Lanz viết để dành tặng riêng cho Cristofori, nhà phát minh vĩ đại mà lịch sử đã vô tình lãng quên.
Đối với người yêu âm thanh tinh tế của dương cầm, Giấc mơ của Cristofori đã trở thành sự thật và sẽ còn sống mãi. Còn giấc mơ của tôi, từ đây mới chỉ bắt đầu…